Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2013, Đường Vành Đai 4 Hà Nội đi qua 5 tỉnh thành phố, sẽ được triển khai thi công và cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn Hà Nội.
1.Giới thiệu tổng quan về đường Vành Đai 4 Hà Nội
Dự án đường Vành Đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông đi lại của cư dân thủ đô.
Tên dự án: Đường Vành Đai 4 Hà Nội.
Quy mô: Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ bao gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km, đi qua 16 huyện bao gồm: Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); và Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt qua 3 con sông là sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.
Tổng mức đầu tư: 66.500 tỷ đồng
Giai đoạn thi công:
Điểm đầu: tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (x.Thanh Xuân, h.Sóc Sơn, Hà Nội).
Điểm cuối: tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (x.Nam Sơn, tp.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
2. Bản đồ quy hoạch đường Vành Đai 4 Hà Nội
Cập nhật chi tiết bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội mới nhất năm 2020
3. Định hướng phát triển đường Vành Đai 4 Hà Nội
Theo kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại Hà Nội trong giai đoạn tới của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, từ 2021 – 2025 nhiều tuyến đường trọng điểm của thành phố sẽ bắt đầu được triển khai xây dựng đồng bộ. Trong đó, tuyến đường vành đai 4 là tuyến vành đai trọng điểm được đầu tư xây dựng, đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực trung tâm đô thị. Cụ thể, đường vành đai 4 sẽ triển khai thi công xây dựng và cơ bàn hoàn thành trong giai đoạn này, đường Vành Đai 4 Hà Nội sẽ được đầu tư theo hình thức BOT.
Tiến độ thi công đường Vành Đai 4 Hà Nội
Đoạn chạy từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6
Chiều rộng tối thiểu 120m, tối đa 135m. Đoạn chạy trong đê tả đáy cũ rộng 120m. Đoạn chạy ngoài đê tả đáy rộng nhất 135m, nơi đây sẽ xây đắp đê tả đáy mới đi sát phía tây đường, bắt đầu từ phía bắc x.Song Phương và đến hết phía nam x.An Thượng.
Đoạn này chạy qua các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, La Phù của Hoài Đức và qua Yên Nghĩa của Hà Đông.
Đoạn này có 4 nút giao hoàn chỉnh gồm nút giao với QL 32 tại x.Đức Thượng, nút giao với trục Thăng long tại Cát Quế, nút giao Đại lộ Thăng long tại x.Song Phương, nút giao QL6 tại p.Yên Nghĩa.
Qua h.Đan Phượng nút giao với x.Đan Phượng
Tại nút giao đại lộ Thăng Long còn bố trí nhà ga đường sắt phía tây nam nút giao.
Đoạn từ QL2 đến QL32
Với chiều dài cả tuyến là 136,6 km đường vành đai 4 đi qua một loại các khu đô thị lớn như khu đô thị Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), khu đô thị Ecopark (tỉnh Hưng Yên), khu đô thị Nam An Khánh – Bắc An Khánh (tp.Hà Nội), khu đô thị sinh thái The Phoenix Garden (h.Đan Phượng, Hà Nội ), Vincity (h.Đan Phượng, tp.Hà Nội ), Feliz Homes và Hòa Phát Forestar Phố Nối (tỉnh Hưng Yên)…
4. Lợi ích đường Vành Đai 4 Hà Nội
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thì vai trò của giao thông là vô cùng quan trọng. Cơ sở hạ tầng giao thông đặt định hướng và thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các sự kết nối hiệu quả với thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng đều tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước.
Đường Vành Đai 4 Hà Nội
Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt ngành Giao thông vận tải đã tích cực phát triển toàn diện, từng bước quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản nói riêng.
Chính vì thế kế hoạch xây dựng tuyến đường Vành Đai 3 đang được gấp rút triển khai, khi tuyến đường hoàn thành sẽ là điểm cầu nối giao thương quan trọng của hàng loạt vùng kinh tế đang phát triển mạnh tại miền Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Nhiều chuyên gia trong giới bất động sản cũng nhận định bất động sản dọc trục đường vành đai 4 sẽ tăng giá đáng kể khi tuyến đường này hoàn thành.
Ngoài ra, công trình này còn mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh ven đô Hà Nội, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động giao thương, vận tải trong khu vực để thúc đẩy nền kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển, hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.